Bạn đã ngồi đúng tư thế khi sử dụng máy tính chưa? Tham khảo cách ngồi sao cho đúng khi sử dụng máy tính để tránh những bệnh về mắt, cột sống, đai vai, đau cổ …

Việc ngồi không đúng tư thế khi sử dụng máy tính sẽ khiến bạn mắc một số bệnh thường gặp đối với người sử dụng máy tính nhiều như: đau cột sống, nhức mỏi mắt, đau cổ, mỏi đầu gối, bàn tay và các ngón tay tê mỏi…

Để tránh mắc phải các bệnh này, bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt theo các quy tắc bên dưới. Tuy nhiên, việc đổi từ ngồi không đúng tư thế sang ngồi đúng tư thế khi sử dụng máy tính là một chặng đường đầy gian nan. Nhớ là đừng bỏ cuộc quá sớm nhé.

Cách ngồi chuẩn, đúng tư thế khi sử dụng máy tính

Quy tắc 1: Ngồi hoàn toàn ra đằng sau ghế, tránh ngồi ở đầu ghế. Điều chỉnh độ cao của ghế ngồi sao cho hai bàn chân để thẳng trên sàn, đầu gối ngang bằng hoặc thấp hơn một chút so với hông. Điều chỉnh lưng ghế hơi nghiêng một góc 100 – 110 độ. Đảm bảo rằng cả phần lưng trên và dưới của bạn đều được đỡ một cách chắc chắn. Hoặc bạn có thể dùng một chiếc gối nhỏ đỡ sau lưng. Ngoài ra, bạn cũng cần điều chỉnh tay vịn sao cho vai của bạn được thả lỏng thoải mái.

cach-ngoi-dung-tu-the-khi-su-dung-may-tinh

Quy tắc 2: Thiết kế chỗ ngồi gần bàn phím và đặt nó ngay trước cơ thể bạn. Đảm bảo rằng bàn phím ở ngay chính trung tâm, không được để quá xa tầm với.

cach-ngoi-dung-tu-the-khi-su-dung-may-tinh

Cách thiết kế chỗ ngồi sai

cach-ngoi-dung-tu-the-khi-su-dung-may-tinhCách thiết kế chỗ ngồi đúng

Quy tắc 3: Điều chỉnh độ cao của bàn phím sao cho khi sử dụng, hai vai được thả lỏng, không gian rộng để co duỗi khuỷu tay, cổ tay và bàn tay được để thẳng.

cach-ngoi-dung-tu-the-khi-su-dung-may-tinh

Quy tắc 4: Điều chỉnh độ nghiêng của bàn phím để phù hợp với tư thế ngồi. Bạn có thể điều chỉnh độ nghiêng bàn phím bằng các chân đỡ bàn phím ở bên dưới. Nếu bạn đang đưa người vê phía trước, hãy điều chỉnh bàn phím hơi cách xa bạn nhưng nếu bạn đang ngồi ngả người về phí sau thì hãy dựng bàn phím hơi nghiêng về phía mình để luôn giữ thẳng cổ tay.

cach-ngoi-dung-tu-the-khi-su-dung-may-tinh

Quy tắc 5: Việc đặt màn hình và tài liệu không đúng vị tí có thể dẫn đến tư thế ngồi không phù hợp. Bạn hãy điều chỉnh màn hình và tài liệu ở vị trí chính giữa so với thân người và không bị gò bó. Màn hình nhất thiết phải được đặt ở vị trí trực diện, phía trên bàn phím. Đỉnh của màn hình phải cách mắt khi ngồi 2 đến 3 cm. Nếu có đeo kính, bạn hãy điều chỉnh màn hình thấp xuống sao cho vừa tầm đọc của mắt.

Quy tắc 6: Ngồi cách màn hình ít nhất một khoảng bằng cánh tay sao cho phù hợp với tầm nhìn của bạn. Bạn cũng cần chú ý điều chỉnh các góc màn hình để giảm bớt độ lóa của màn hình chiếu tới mắt. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng màn lọc sáng hoặc sử dụng ánh sáng vừa phải để giảm độ lóa của màn hình.

Quy tắc 7: Đặt tài liệu ngay đối diện với cơ thể bạn và nhớ sử dụng giá đỡ. Trong trường hợp, trên bàn làm việc có thêm điện thoại hoặc các vận dụng cần thiết, bạn nên sắp xếp chúng vừa tầm với.

Quy tắc 8: Hãy để cơ thể bạn được nghỉ ngơi sau một ngày làm việc căng thẳng. Việc này sẽ giúp bạn thả lỏng và thư giãn các cơ bắp.

Quy tắc 9: Tập luyện đôi tay bằng cách kéo ngược các đầu ngón tay về phía sau. Lặp lại động tác đó khoảng 15 lần, ít nhất 6 lần trong 1 ngày. Bài tập nhỏ sẽ giúp bạn tránh được hội chứng đau khớp nối ngón tay trong tương lai. Thậm chí nếu như bạn chưa gặp phải vấn đề gì thì cũng nên tập thể dục, nó sẽ giúp bạn tránh được chứng đau nhức sau này.

Bạn nên thực hiện các động tác kéo giãn khoảng 1 đến 2 phút cứ mỗi 20-30 phút. Tốt nhất bạn nên nghỉ thư giãn sau mỗi một giờ làm việc hoặc chuyển sang việc khác trong khoảng 5-10 phút. Để tránh tình trạng nhức mỏi mắt, bạn nên cho đôi mắt nghỉ ngơi và thay đổi điểm nhìn của mắt. Hay nói cách khác, hãy để đôi mắt hướng ra khỏi màn hình và tập trung vào một thứ gì đó ở xa. Hoặc bạn cũng có thể áp lòng bàn tay lên mắt trong khoảng 10-15 giây.

Nguồn Sưu tầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *